Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng

Vấn đề năng suất giảm là một trong những yếu tố khiến giá lúa gạo gia tăng hiện nay. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp thu gom hàng để kịp giao hơn 293.000 tấn cho thương nhân Philippines cũng góp phần giúp giá nội địa tăng lên. Giá lúa gạo được dự báo sẽ chững lại khi thu hoạch chính vụ Đông Xuân vào cuối tháng 2/2017.
Vụ đông xuân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu bước vào đợt thu hoạch. Điều đáng mừng là giá lúa nội địa vẫn có xu hướng tăng khá cao so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Vụ đông xuân ở một số địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long như huyện Tam Nông, Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), huyện An Biên, Tân Biên (Kiên Giang), Sóc Trăng… đã bắt đầu bước vào đợt thu hoạch.
Theo ghi nhận của một số doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, trong ngày 10/2, giá lúa tươi tại ruộng IR50404 dao động từ 4.600 – 4.700 đồng/kg, tùy theo chất lượng và tăng khoảng 200 – 300 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Giá lúa tươi OM5451 từ 5.200 – 5.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa Jasmine 85 có giá 5.300 – 5.400 đồng/kg, tăng 50 – 100 đồng/kg. Riêng giá lúa OM4900 tăng khá cao, có khu vực sau Tết có giá 4.900 – 5.000 đồng/kg nhưng nay đã lên đến 5.300 – 5.400 đồng/kg.
Giá gạo thu mua tại các nhà máy cũng tăng khá cao từ 200 – 500 đồng/kg, tùy từng chủng loại và chất lượng gạo. Số liệu do Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angimex) cung cấp cho thấy, giá gạo thu mua tại các nhà máy có sự chênh lệch đáng kể giữa thời điểm trước và sau Tết âm lịch.
Cụ thể, nếu như ngày 13/1, gạo OM5451 chỉ ghi nhận ở mức 8.100 – 8.150 đồng/kg thì sau gần một tháng, đến ngày 8/2 giá gạo đã tăng thêm 500 đồng/kg, ở mức 8.600 – 8.650 đồng/kg. Gạo Jasmine loại 1 (vụ Thu Đông) cũng từ 9.700 – 9.800 đồng/kg lên mức 9.900 – 10.000 đồng/kg.
Gạo trắng 6976 hiện có giá 8.450 – 8.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so với trước đó… Giá lúa nội địa tăng cao cũng khiến giá gạo xuất khẩu tăng khoảng 5 USD/tấn so với thời điểm trước Tết.
Các doanh nghiệp cho biết, năng suất của trà lúa Đông Xuân sớm năm nay giảm 30 – 40% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường, khiến sâu bệnh nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất lúa thu hoạch.
Vấn đề năng suất giảm là một trong những yếu tố khiến giá lúa gạo gia tăng hiện nay. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp thu gom hàng để kịp giao hơn 293.000 tấn cho thương nhân Philippines cũng góp phần giúp giá nội địa tăng lên. Giá lúa gạo được dự báo sẽ chững lại khi thu hoạch chính vụ Đông Xuân vào cuối tháng 2/2017.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 8/2, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ Đông Xuân 2016-2017 ước khoảng 1,53 triệu ha.
Hiện đã có khoảng 230.000 ha lúa đã được thu hoạch với năng suất trung bình đạt 5,9 tấn/ha. Dự kiến, thu hoạch lúa Đông Xuân sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 3/2017.
- Tìm hướng đi mới để nâng giá trị hạt gạo Việt Nam
- Nỗi lo đầu ra hạt gạo
- Thái Lan muốn bán hết gạo dự trữ trong nửa đầu năm nay
- Xuất khẩu ảm đạm, thị trường lúa gạo vẫn sôi động
- Cấp thiết nâng tầm giá trị hạt gạo
- Đối mặt nỗi lo lúa đông xuân ế
- Xuất khẩu gạo Việt thêm áp lực
- Buồn mất mùa, vui giá lúa tăng
- Vì sao lúa gạo lên giá ngay đầu vụ?
- Lượng gạo tồn kho trong tháng 1 gần 956.000 tấn
- Người Việt chọn ăn gạo ngoại dù giá đắt hơn từ 2 – 5 lần
- Nông dân phấn khởi vì được liên kết tiêu thụ lúa với giá cao
- Giá lúa đang cao, chưa cần phải tạm trữ
- Thị trường ngách đang là điểm đến an toàn cho gạo Việt Nam
- Thái Lan bán đấu giá gần 3 triệu tấn gạo